2 công ty/4 mác tàu :
Căn cứ vào Đề án tái cơ cấu Tổng công ty ĐSVN giai đoạn 2012-2015 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, Chương trình hành động thực hiện Kết luận, nghị quyết Hội nghị 6 BCH TƯ khóa XI của Đảng ủy ĐSVN đã nêu rõ lộ trình thực hiện tái cơ cấu Tổng công ty ĐSVN giai đoạn 2013-2015, trong đó việc chuyển đổi Công ty VTHK ĐS Hà Nội và Công ty VTHK ĐS Sài Gòn thành công ty TNHH một thành viên và cổ phần hóa bắt đầu được thực hiện từ năm 2014 và hoàn thành vào năm 2015. Việc phân chia, tách bạch các mác tàu SE cho các công ty vận tải HKĐS quản lý là một trong những bước đi đầu tiên của Tổng công ty ĐSVN thực hiện chủ trương đó, nhằm chuẩn bị cho các công ty tạo dựng thương hiệu riêng, tăng khả năng cạnh tranh và thu hút hành khách; phù hợp với mô hình sản xuất mới của ĐSVN...
Theo chỉ đạo của ĐSVN và căn cứ vào việc trao đổi, thống nhất của các công ty vận tải, từ ngày 1-4-2013, Công ty Vận tải HKĐS Hà Nội sẽ phụ trách, quản lý, khai thác các mác tàu SE1/2 (xuất phát 19 giờ - 2 chiều) và SE5/6 (xuất phát 15 giờ 45 phút - 2 chiều); Công ty Vận tải HKĐS Sài Gòn phụ trách các mác tàu SE3/4 (xuất phát 23 giờ - 2 chiều) và SE7/8 (xuất phát 6 giờ 15 phút tại Hà Nội và Sài Gòn lúc 6 giờ 25 phút). Như vậy, mỗi công ty đảm nhận 2 mác tàu, 1 xuất phát ban ngày và 1 xuất phát ban đêm.
Các công ty chủ động xây dựng thương hiệu để kinh doanh hiệu quả.
Việc phân chia mác tàu như trên căn cứ vào việc xác định doanh thu, hành trình đoàn tàu. Theo Ban KHTK ĐSVN, bình quân doanh thu 1 vòng quay tàu SE1/SE2 đạt trên 949 triệu đồng, tàu SE3/SE4 trên 895 triệu đồng, tàu SE5/SE6 trên 735 triệu đồng và tàu SE7/SE8 đạt trên 859 triệu đồng. Như vậy, tính thứ tự doanh thu thì cao nhất là tàu SE1/2, rồi đến, SE3/4, SE7/8 và thấp nhất là SE5/6. Tàu SE7/SE8 là ram xe sử dụng lò xo không khí, các toa xe có hệ thống điều hòa không khí (ĐHKK); có 256 ghế, 252 giường nằm/đoàn tàu với giá vé tàu cao nhất. Hai mác tàu SE1/SE2 và SE3/SE4 sử dụng ram xe thuộc thế hệ 2, chất lượng tương đương mác tàu SE7/SE8; tàu SE1/SE2 có 256 ghế, 252 giường nằm/ đoàn tàu, giá vé cao thứ 2 (sau mác tàu SE7/SE8). Tàu SE3/SE4 có 192 ghế, 294 giường nằm/đoàn tàu. Mác tàu SE5/SE6 sử dụng ram xe thuộc thế hệ 1; có 688 ghế (loại thường và có ĐHKK), 42 giường (ĐHKK)/đoàn tàu.
Để công tác quản lý, khai thác các mác tàu Thống Nhất được thuận lợi và không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu, đặc thù quản lý, vận dụng của các đơn vị, ĐSVN sẽ thống nhất quản lý và ban hành giá vé tàu; đồng thời giao các công ty quản lý phương án bán vé của các mác tàu do công ty mình quản lý cả 2 chiều. Công tác phục vụ ăn uống trên mác tàu SE của công ty nào quản lý thì các đơn vị thành viên thuộc công ty đó đảm nhiệm. Trong quá trình khai thác nếu gặp phải các sự cố bất thường như: sự cố, bão lũ gây tắc đường… hoặc các đợt vận tải đặc biệt để phục vụ vận tải, an ninh quốc phòng, hè, tết… thì công tác tổ chức vận tải hành khách được thực hiện theo các quy định hiện hành và các quyết định của ĐSVN. Các nội dung liên quan khác thực hiện theo quy định của Biểu đồ chạy tàu và các quy định liên quan có hiệu lực của ĐSVN.
Để xây dựng thương hiệu riêng :
Theo phương án ban đầu, 2 công ty sẽ chuyển giao nguyên trạng số toa xe của các mác tàu cho nhau. Tuy nhiên, với 2 mác tàu SE7/8 và SE5/6 là 2 mác tàu Thống Nhất đón trả khách nhiều ga, nếu bàn giao nguyên trạng sẽ mất cân đối chủng loại toa xe giữa 2 công ty (Công ty VTHK ĐS Hà Nội giảm 13 toa xe giường nằm ĐHKK đang rất cần thiết cho tuyến phía Tây). Do đó, ngày 11-3-2013, 2 công ty VTHK ĐS Hà Nội và Sài Gòn đã thống nhất bàn giao 70 toa xe (bao gồm những toa xe dự phòng) của 2 mác tàu SE1/2 và SE3/4; với 2 mác tàu còn lại chỉ tiến hành bàn giao 7 toa xe theo phương án cụ thể. Mọi việc cơ bản đã sẵn sàng cho ngày chính thức bàn giao là 1-4-2013.
Những lợi ích trước mắt và lâu dài thì đã rõ. Việc phân chia, tách bạch các mác tàu SE cho các công ty vận tải HKĐS quản lý sẽ là động lực để các đơn vị được giao nhiệm vụ “bao tàu trọn gói” tìm các biện pháp tạo dựng “thương hiệu”, “bản sắc” riêng; không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, thu hút khách, tăng khả năng cạnh tranh trong vận tải hành khách; phù hợp với mô hình sản xuất mới của ĐSVN, thuận lợi trong công tác thống kê, hạch toán sản lượng...
Vấn đề còn lại là các công ty VTHK đã chuẩn bị như thế nào để đảm bảo quản lý, khai thác hiệu quả các mác tàu trong phạm vi mình quản lý?
Ông Phan Huy Giang – Phó Tổng giám đốc Công ty VTHK ĐS Hà Nội cho biết: Công ty đã và đang tiến hành nghiên cứu, xây dựng lại hành trình, thành phần, ga đỗ nhận trả khách… của các mác tàu Thống Nhất, địa phương trên tuyến phía Nam để trình ĐSVN ban hành BĐCT mới; dự kiến áp dụng từ 10-5-2013. Để góp phần thu hút hành khách, công ty đã có kế hoạch xây dựng phương án bán vé, mở rộng hệ thống đại lý cũng như thông tin tiếp thị. Xí nghiệp VDTX khách Hà Nội là đơn vị đầu mối xây dựng kế hoạch đầu tư trang thiết bị phục vụ hành khách (chăn, ga, gối, bình đun nước sôi, khử mùi toa xe, phục vụ ăn uống…), kế hoạch hoán cải toa xe hàng cơm trên các đôi tàu, cũng như xây dựng quy trình tác nghiệp của các chức danh trên tàu, công tác phục vụ ăn uống để nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, chất lượng vệ sinh toa xe…
Với Công ty VTHK ĐS Sài Gòn, công ty đã triển khai tới tất cả đội ngũ lãnh đạo từ đơn vị đến công ty những kiến thức về xây dựng văn hóa doanh nghiệp với mục tiêu xây dựng được “chuẩn” để khẳng định thương hiệu Công ty VTHK ĐS Sài Gòn, yêu cầu CBCNV trên tàu dưới ga thực hiện đồng bộ từ trang phục, găng tay, thái độ, tác phong để thu hút hành khách đi tàu... Công ty cũng đang thực hiện một số giải pháp có tính đột phá để tạo tăng trưởng cao về sản lượng doanh thu, cải thiện đời sống người lao động, như triển khai lắp cổng soát vé điện tử tại Ga Sài Gòn; thử nghiệm sử dụng đường truyền cáp quang để lắp wifi trên tàu (trước mắt kiến nghị Tổng công ty cho thực hiện trên đoạn Sài Gòn - Nha Trang), tăng tiện ích giải trí dành cho khách đi tàu – nếu thử nghiệm thành công có thể phủ sóng suốt Bắc Nam qua các cột tín hiệu ĐS mà các ga không phải thuê internet… Bên cạnh đó là những giải pháp đã được triển khai như: tiếp tục thực hiện đưa vé đến tận nhà không thu phí, bán vé qua website vetau.com.vn, phục vụ hành khách đi tàu bằng phiếu đặt chỗ...
Có thể thấy, trước giờ G, không khí thi đua, cạnh tranh lành mạnh đang nóng dần lên. Và đó là một tín hiệu tốt, báo trước những bước chuyển mình mạnh mẽ của các công ty vận tải trước thách thức gay gắt của cơ chế thị trường. Từ kết quả ban đầu, những biện pháp hiệu quả, thu hút được nhiều hành khách đến với đường sắt sẽ là cơ sở để nhân rộng trong toàn ngành; áp dụng rộng rãi trong công tác phục vụ hành khách trên tàu Thống Nhất và tàu địa phương... góp phần nâng cao sản lượng và doanh thu vận tải đường sắt, và điều quan trọng là góp phần khẳng định thương hiệu Đường sắt Việt Nam.
Việc phân chia mác tàu như trên căn cứ vào việc xác định doanh thu, hành trình đoàn tàu. Theo Ban KHTK ĐSVN, bình quân doanh thu 1 vòng quay tàu SE1/SE2 đạt trên 949 triệu đồng, tàu SE3/SE4 trên 895 triệu đồng, tàu SE5/SE6 trên 735 triệu đồng và tàu SE7/SE8 đạt trên 859 triệu đồng. Như vậy, tính thứ tự doanh thu thì cao nhất là tàu SE1/2, rồi đến, SE3/4, SE7/8 và thấp nhất là SE5/6. Tàu SE7/SE8 là ram xe sử dụng lò xo không khí, các toa xe có hệ thống điều hòa không khí (ĐHKK); có 256 ghế, 252 giường nằm/đoàn tàu với giá vé tàu cao nhất. Hai mác tàu SE1/SE2 và SE3/SE4 sử dụng ram xe thuộc thế hệ 2, chất lượng tương đương mác tàu SE7/SE8; tàu SE1/SE2 có 256 ghế, 252 giường nằm/ đoàn tàu, giá vé cao thứ 2 (sau mác tàu SE7/SE8). Tàu SE3/SE4 có 192 ghế, 294 giường nằm/đoàn tàu. Mác tàu SE5/SE6 sử dụng ram xe thuộc thế hệ 1; có 688 ghế (loại thường và có ĐHKK), 42 giường (ĐHKK)/đoàn tàu.
Để công tác quản lý, khai thác các mác tàu Thống Nhất được thuận lợi và không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu, đặc thù quản lý, vận dụng của các đơn vị, ĐSVN sẽ thống nhất quản lý và ban hành giá vé tàu; đồng thời giao các công ty quản lý phương án bán vé của các mác tàu do công ty mình quản lý cả 2 chiều. Công tác phục vụ ăn uống trên mác tàu SE của công ty nào quản lý thì các đơn vị thành viên thuộc công ty đó đảm nhiệm. Trong quá trình khai thác nếu gặp phải các sự cố bất thường như: sự cố, bão lũ gây tắc đường… hoặc các đợt vận tải đặc biệt để phục vụ vận tải, an ninh quốc phòng, hè, tết… thì công tác tổ chức vận tải hành khách được thực hiện theo các quy định hiện hành và các quyết định của ĐSVN. Các nội dung liên quan khác thực hiện theo quy định của Biểu đồ chạy tàu và các quy định liên quan có hiệu lực của ĐSVN.
Để xây dựng thương hiệu riêng :
Theo phương án ban đầu, 2 công ty sẽ chuyển giao nguyên trạng số toa xe của các mác tàu cho nhau. Tuy nhiên, với 2 mác tàu SE7/8 và SE5/6 là 2 mác tàu Thống Nhất đón trả khách nhiều ga, nếu bàn giao nguyên trạng sẽ mất cân đối chủng loại toa xe giữa 2 công ty (Công ty VTHK ĐS Hà Nội giảm 13 toa xe giường nằm ĐHKK đang rất cần thiết cho tuyến phía Tây). Do đó, ngày 11-3-2013, 2 công ty VTHK ĐS Hà Nội và Sài Gòn đã thống nhất bàn giao 70 toa xe (bao gồm những toa xe dự phòng) của 2 mác tàu SE1/2 và SE3/4; với 2 mác tàu còn lại chỉ tiến hành bàn giao 7 toa xe theo phương án cụ thể. Mọi việc cơ bản đã sẵn sàng cho ngày chính thức bàn giao là 1-4-2013.
Những lợi ích trước mắt và lâu dài thì đã rõ. Việc phân chia, tách bạch các mác tàu SE cho các công ty vận tải HKĐS quản lý sẽ là động lực để các đơn vị được giao nhiệm vụ “bao tàu trọn gói” tìm các biện pháp tạo dựng “thương hiệu”, “bản sắc” riêng; không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, thu hút khách, tăng khả năng cạnh tranh trong vận tải hành khách; phù hợp với mô hình sản xuất mới của ĐSVN, thuận lợi trong công tác thống kê, hạch toán sản lượng...
Vấn đề còn lại là các công ty VTHK đã chuẩn bị như thế nào để đảm bảo quản lý, khai thác hiệu quả các mác tàu trong phạm vi mình quản lý?
Ông Phan Huy Giang – Phó Tổng giám đốc Công ty VTHK ĐS Hà Nội cho biết: Công ty đã và đang tiến hành nghiên cứu, xây dựng lại hành trình, thành phần, ga đỗ nhận trả khách… của các mác tàu Thống Nhất, địa phương trên tuyến phía Nam để trình ĐSVN ban hành BĐCT mới; dự kiến áp dụng từ 10-5-2013. Để góp phần thu hút hành khách, công ty đã có kế hoạch xây dựng phương án bán vé, mở rộng hệ thống đại lý cũng như thông tin tiếp thị. Xí nghiệp VDTX khách Hà Nội là đơn vị đầu mối xây dựng kế hoạch đầu tư trang thiết bị phục vụ hành khách (chăn, ga, gối, bình đun nước sôi, khử mùi toa xe, phục vụ ăn uống…), kế hoạch hoán cải toa xe hàng cơm trên các đôi tàu, cũng như xây dựng quy trình tác nghiệp của các chức danh trên tàu, công tác phục vụ ăn uống để nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, chất lượng vệ sinh toa xe…
Với Công ty VTHK ĐS Sài Gòn, công ty đã triển khai tới tất cả đội ngũ lãnh đạo từ đơn vị đến công ty những kiến thức về xây dựng văn hóa doanh nghiệp với mục tiêu xây dựng được “chuẩn” để khẳng định thương hiệu Công ty VTHK ĐS Sài Gòn, yêu cầu CBCNV trên tàu dưới ga thực hiện đồng bộ từ trang phục, găng tay, thái độ, tác phong để thu hút hành khách đi tàu... Công ty cũng đang thực hiện một số giải pháp có tính đột phá để tạo tăng trưởng cao về sản lượng doanh thu, cải thiện đời sống người lao động, như triển khai lắp cổng soát vé điện tử tại Ga Sài Gòn; thử nghiệm sử dụng đường truyền cáp quang để lắp wifi trên tàu (trước mắt kiến nghị Tổng công ty cho thực hiện trên đoạn Sài Gòn - Nha Trang), tăng tiện ích giải trí dành cho khách đi tàu – nếu thử nghiệm thành công có thể phủ sóng suốt Bắc Nam qua các cột tín hiệu ĐS mà các ga không phải thuê internet… Bên cạnh đó là những giải pháp đã được triển khai như: tiếp tục thực hiện đưa vé đến tận nhà không thu phí, bán vé qua website vetau.com.vn, phục vụ hành khách đi tàu bằng phiếu đặt chỗ...
Có thể thấy, trước giờ G, không khí thi đua, cạnh tranh lành mạnh đang nóng dần lên. Và đó là một tín hiệu tốt, báo trước những bước chuyển mình mạnh mẽ của các công ty vận tải trước thách thức gay gắt của cơ chế thị trường. Từ kết quả ban đầu, những biện pháp hiệu quả, thu hút được nhiều hành khách đến với đường sắt sẽ là cơ sở để nhân rộng trong toàn ngành; áp dụng rộng rãi trong công tác phục vụ hành khách trên tàu Thống Nhất và tàu địa phương... góp phần nâng cao sản lượng và doanh thu vận tải đường sắt, và điều quan trọng là góp phần khẳng định thương hiệu Đường sắt Việt Nam.
Bài và ảnh :
Mai Chi - baoduongsat
Tags: ve tau sapa,ve tau se1/se2,tau nha se3/se4,gio tau SE ha noi sai gon,gia ve tau ha noi sai gon
0 Comment to "Đường sắt Việt Nam giao mác tàu SE cho công ty vận tải : khẳng định thương hiệu"
Post a Comment